Quy tắc trong cách bài trí bàn thờ trong gia đình

Thứ Fri,
24/06/2022
Đăng bởi NGUYỄN VĂN DŨNG

 

Bàn thờ gia tiên có một ý nghĩa rất quan trọng với người dân Việt Nam, nó thể hiện lên được nét sống, phong tục, tập quán nơi đây. Chính bởi vì sự uy nghiêm này mà việc bố trí bàn thờ luôn được xem trọng và nó có những nguyên tắc riêng.

Để tìm hiểu cách bố trí bàn thờ như thế nào là hợp lý thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây từ Đồ Gỗ Dũng Thanh ngay nhé. 

Những lý do việc bố trí bàn thờ gia tiên rất quan trọng

Những lý do việc bố trí bàn thờ gia tiên rất quan trọng

Trong mỗi gia đình Việt Nam việc thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia đình đã trở nên rất quen thuộc và trở thành một nét văn hóa đối với mỗi người dân. Bàn thờ ông bà tổ tiên được xem như là một phần của gia đình, liên kết mọi thành viên lại với nhau. 

Bố trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên để thể hiện được sự trang nghiêm đối với ông bà chúng ta và tạo nên một không gian gần gũi và thân mật giữa các thành viên trong gia đình. Sắp xếp bàn thờ vào mỗi dịp tết, giỗ và lễ sẽ giúp cho căn nhà trở nên ấm áp hơn. 

Người Việt Nam rất trọng tình nghĩa cha mẹ, anh chị em bạn bè nên rất chú trọng đến việc thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là nghi thức cúng bái.  Vào những dịp lễ tết, giỗ thì đây là khoảng thời gian mà con cháu tụ họp trong gia đình nên mang ý nghĩa lớn. 

Ngoài ra việc thể hiện sự trang nghiêm, chu đáo khi cúng bái ông bà tổ tiên sẽ được phù hộ và tài lộc sẽ được mang đến.

>>> Xem thêm: Danh mục sản phẩm bàn thờ gia tiên

Hướng dẫn bố trí bàn thờ gia tiên trong gia đình

Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách rất quan trọng để tạo nên một không gian trang trọng mà vừa ấm cúng gần gũi thì cần tuân theo các nguyên tắc. Tùy thuộc vào không gian và độ lớn của bàn thờ mà sẽ có những cách bài trí khác nhau.

Hướng dẫn bố trí bàn thờ gia tiên trong gia đình

Khi bố trí bàn thờ thì cần đủ các đồ như sau: Đèn thờ, bát hương. mâm quả, hoa, chén nước, khám thờ, ảnh thờ, lưu hương, đài rượu, đũa thờ, chén thờ, bàn thờ…

Sau đây là cách bài trí bàn thờ trong nhà theo quy tắc chuẩn của truyền thống người Việt: 

  • Ngai thờ được đặt gần với tường và ngay chính giữa bàn thờ, vị trí này cho thấy được sự hiếu thảo của con cái và thể hiện được sự trang nghiêm. Ngai thờ có rất nhiều kích thước khác nhau nên hãy tìm kích thước phù hợp. 

  • Bát hương sẽ nằm ngay vị trí trung tâm của bàn thờ nhưng hơi hướng ra ngoài mép bàn để dễ dàng thắp nhang. Với những bàn thờ bé thì chỉ cần đặt một bát hương, nếu là loại bàn thờ lớn thì ưu tiên đặt bát hương lớn và 2 bát hương nhỏ. 

  • Di ảnh thường đặt vào vị trí của ngai thờ, sát bức tường và cần lưu ý di ảnh nữ sẽ để bên phải và di ảnh nam để bên trái. Ngoài ra nếu bàn thờ gia tiên cúng nhiều thế hệ thì với những người lớn có cấp bậc cao thì để bên trên.

  • Chén thờ và ngai sẽ được đặt gần và phía sau bát hương, nên lấy chén thờ theo số lẻ.

  • Mâm lễ hay còn gọi là mâm bồng thường được đặt đối diện với di ảnh thờ của ông bà, trên bàn thờ sẽ đặt 3 mâm bồng để đựng lễ và đồ cúng.

  • Đèn thờ thì tùy vào mỗi gia đình sẽ sử dụng loại đèn cầy hay đèn điện, và tùy vào mỗi loại đèn cũng sẽ có cách đặt khác nhau. Đèn thái cực là loại đèn chiếu sáng ngày đêm, không có độ chói thường được đặt ở dưới chân khám và ngay trung tâm. 

  • Đỉnh hương thường được sử dụng cho những gia đình có bàn thờ rộng và đỉnh hương có thể có hoặc không. Đỉnh hương thường được đặt tại vị trí trung tâm của bàn thờ với 2 con hạc, 2 nến đồng hai bên. 

Nghi thức lạy trong bàn thờ gia tiên trong nhà

Nghi thức lạy trong bàn thờ gia tiên trong nhà

Cách lạy bàn thờ gia tiên cũng rất quan trọng vì đây là một hành động tôn thể hiện lòng chân thành của người  sống với những người đã khuất. Để lạy đúng cách và trang nghiêm cũng sẽ có những nguyên tắc nhất định. 

Hiện nay có hai tư thế lạy với tư thế lạy của đàn ông và tư thế lạy của đàn bà trong quá trình cúng bái. Tư thế lạy đàn ông là dáng người đứng thẳng và nghiêm, trước ngực thì hai tay chắp lại với nhau và sau đó nâng cao lên trán. 

Tiếp đó cuối mình xuống cho đến khi hai tay đặt sấp mặt chiếu và xòe hai tay áp vào mặt chiếu sau đó quỳ và cúi đầu xuống lạy gần hai tay. Làm tương tự như vậy cho đến khi đủ số lần cần thực hiện trong nghi lễ cúng bái, thông thường là sẽ lạy khoảng ba lần.

Tư thế lạy cũng sẽ mang một ý nghĩa rất trang nghiêm nên cần làm thật chỉnh chu và tỉ mỉ từng động tác một để thể hiện lòng thành kính với gia tiên. Đây là một nét văn hóa của dân tộc thể hiện truyền thống của mỗi gia đình nên cần sự chu đáo và cầu toàn. 

>>> Xem thêm: Vị trí đặt hũ gạo muối trên bàn thờ  sao cho đúng

Lời kết 

Mỗi quy tắc trong thờ cúng rất quan trọng, việc bài trí và nghi lễ bái lạy đều cần thực hiện một cách chuẩn xác nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin để từ đó thực hiện các lễ nghi chuẩn xác nhất.  

Bố trí bàn thờ hợp lý

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: