-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẫu văn khấn bao sái bàn thờ chuẩn nhất hiện nay
Thứ Thu,
23/06/2022
Đăng bởi NGUYỄN VĂN DŨNG
Bàn thờ là một trong những khu vực linh thiêng và tôn nghiêm nhất trong gia đình. Theo đó, con cháu thường có thói quen lau dọn và bao sái bàn thờ vào những dịp cuối năm hay những ngày trọng đại để cầu mong sự may mắn, bình an. Vì thế, để thực hiện bao sái được chỉn chu nhất, bạn đừng bỏ qua mẫu văn khấn bao sái bàn thờ mà Đồ Gỗ Dũng Thanh giới thiệu ngay sau đây nhé!
Mục đích sử dụng văn khấn bao sái bàn thờ
Theo văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, ở mỗi gia đình đều có những vị thần linh hay tổ tiên làm người cai quản đất đai, như ông cha ta đã từng có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”.
Chính vì thế, khi thực hiện những chuyện quan trọng trong gia đình, đặc biệt là những chuyện quan trọng liên quan đến vấn đề tâm linh như tịnh sái bàn thờ, chủ nhà cần hạn chế việc tự ý di chuyển hay dọn dẹp vệ sinh khu vực bàn thờ mà chưa khấn xin, chưa trình bày lý do với thần linh hay gia tiên.
Việc thưa thể nguyện nhưng lại tự ý động chạm vào bàn thờ hay di chuyển những vật phẩm đồ cũng một cách tuỳ tiện sẽ bị cho là mạo phạm và làm kinh động đến các vị thần linh và gia tiên được thờ cúng.
Theo đó, tịnh sái hay hoạt động bao sái bàn thờ thường được tổ chức vào những ngày dịp cuối năm, cụ thể sẽ rơi vào khoảng từ 23 tháng Chạp âm lịch cho đến trước hôm 30 Tết. Đây cũng là thời gian mà con cháu có cơ hội làm những hoạt động thể hiện lòng thành, hướng về cội nguồn, mong cầu tổ tiên phù hộ cho những điều tốt đẹp, bình an và may mắn cho gia đình.
Đây cũng là thời điểm mà nhiều gia đình sẽ thực hiện các nghi thức như bao sái, rút chân hương hay bốc bát hương. Trong đó, thực hiện văn khấn bao sái chính là sự kết nối tâm linh đặc biệt giữa chủ nhà và gia tiên, thần linh, đem lại những điều tốt lành. Vì thế chúng ta có thể thấy được rằng đây là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu.
>>>Xem thêm: Văn khấn chuyển bàn thờ được thực hiện như thế nào?
Những lưu ý khi tiến hành khấn bao sái bàn thờ
Người tiến hành bao sái bàn thờ
Việc lựa chọn người thực hiện bao sái bàn thờ cũng là yếu tố rất quan trọng, trong đó người thực hiện phải là một người cẩn thận, có lòng thành. Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng rồi mới bắt đầu.
Số lượng chân hương trong bát hương
Khi tỉa chân hương để thực hiện bao sái bàn thờ, người thực hiện nên lưu ý giữ chặt bát hương, tránh trường hợp xê dịch, đồng thời tiến hành dọn dẹp và rút chân hương. Theo quy định, nếu trạch chủ là nam thì số chân hương giữ lại có thể là 7, 17, 27, 37 và tuyệt đối tránh con số tử thần 47. Nếu trạch chủ là nữ thì số lượng chân hương giữ lại là 9, 19, 29, 39 và cũng tương tự không nên giữ lại 49 chân hương.
Các lễ vật cần chuẩn bị khi khấn bao sái bàn thờ
Lễ vật chuẩn bị khi bao sái bàn thờ thông thường cũng khá đơn giản, tuỳ theo phong tục và sự chuẩn bị của gia chủ mà mỗi nhà sẽ chuẩn bị các mâm lễ vật khác nhau, dưới đây là mẫu mâm lễ vật mà bạn có thể tham khảo
-
1 đĩa xôi
-
1 đĩa thịt luộc
-
1 đĩa hoa trái theo mùa
-
1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
-
3 chén rượu nhỏ
-
1 chén nước sôi để nguội
-
3 lễ tiền vàng
-
2 lọ hoa tươi
Mẫu văn khấn bao sái bàn thờ chuẩn nhất
Sau khi đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị khấn bao sái bàn thờ thì gia chủ sẽ bắt đầu tiến hành khấn theo văn khấn như dưới đây:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (tuỳ theo vị thần linh hoặc gia tiên mà bàn thờ đó thờ) tại…… (thêm địa chỉ nhà, quê quán)
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp ( hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp bàn thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật”.
>>>Xem thêm: Câu đối - Cuốn thư
Trên đây là mẫu văn khấn bao sái bàn thờ mà Đồ Gỗ Dũng Thanh muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích được cho nhiều gia chủ. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những thủ tục trong các công việc tâm linh thì đừng bỏ qua các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!