Các Bước Tỉa Chân Nhang Bàn Thờ Gia Tiên 

Thứ Fri,
24/06/2022
Đăng bởi NGUYỄN VĂN DŨNG

 

Cuối năm là thời gian quan trọng với mỗi gia đình. Đây thường là thời gian để mọi người cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Có thể nói dọn dẹp bàn thờ gia tiên là việc rất quan trọng và được làm theo nhiều bước trong đó tỉa chân nhang là một trong những việc quan trọng nhất. Vậy ai sẽ là người tiến hành tỉa chân nhang, kỹ thuật tỉa chân nhang như thế nào cho hợp phong thủy,...? Hãy cùng Đồ gỗ Dũng Thanh tìm hiểu thêm về cách tỉa chân nhang để đưa ra được câu trả lời cho các câu hỏi trên ngay nhé!

Ý nghĩa của tỉa chân nhang

Ý nghĩa của tỉa chân nhang

Theo truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta, để chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán, mọi người thường tiến hành việc tỉa chân nhang (hay còn được gọi là rút chân nhang). 

Đây được xem là hành động chứng tỏ sự kính trọng đối với gia tiên, thần linh và hương hồn của những người đã khuất. Hơn nữa, cách tỉa chân hương bàn thờ gia tiên còn để cầu một năm an khang, thịnh vượng, gia đình êm ấm, vẹn tròn.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên

 Ai sẽ là người phù hợp để tỉa chân nhang

Tỉa chân hương là việc có ý nghĩa to lớn đối với mỗi gia đình người Việt. Thông thường việc này sẽ được thực hiện trực tiếp bởi người giữ vai trò trụ cột gia đình hoặc người phụ tránh việc cũng lễ (có thể là ông bà, bố mẹ). 

Người tỉa chân nhang nên là những người tỷ mỉ, cẩn trọng, kỹ tính. Để thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm, trước khi tỉa chân nhang, người thực hiện cần chỉnh trang lại trang phục chỉnh tề, sạch sẽ.

Bên cạnh những gia đình tự chủ động dọn dẹp bát hương gia tiên, cũng không ít gia chủ đón thầy cúng, trụ trì về tỉa chân nhang một cách cầu kỳ.

Thời điểm phù hợp nào nên tỉa chân nhang

Thời điểm phù hợp nào nên tỉa chân nhang

Tỉa chân hương bàn thờ gia tiên là một hành động chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh. Với mục tiêu cầu bình an, may mắn, không ít gia đình thường lựa chọn những ngày lành, tháng tốt, giờ tốt để thực hiện dọn dẹp bát hương gia tiên. 

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm rằng việc dọn dẹp thể hiện lòng thành kính được thể hiện qua cái tâm người làm nên không cần quá coi trọng về thời gian cụ thể tiến hành. 

Thường, việc tỉa chân hương bàn thờ được gia chủ thực hiện vào ngày cúng đưa Táo quân về trời tức ngày 23 tháng Chạp. 

Theo truyền thống, việc rút chân hương bàn thờ gia tiên nên được thực hiện vào ban ngày nhưng tránh buổi trưa cụ thể vào khung giờ 8h-11h hoặc từ 13h đến 17h. 

Tỉa chân nhang bàn thờ sao cho đúng?

Khi thực hiện dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang, gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ từ cao đến thấp. 

Đồng thời, khi làm sạch các bát hương, bức tượng nên nhẹ nhàng, kỹ càng. Gia chủ nên sử dụng khăn mềm thay cho rượu, cồn, hóa chất để tránh làm các vật đặt trên bàn thờ gia tiên gặp các vấn đề như nứt vỡ, xước hay bay màu sơn, ô xi hóa.

Khi tiến hành vệ sinh bát hương, rút chân nhang, gia chủ dùng tay cố định, sau đó sử dụng các đồ dùng đã chuẩn bị vệ sinh cẩn thận. 

Sau khi thực hiện rút chân hương xong đảm bảo, số chân hương còn lại là số lẻ (3 chân, 5 chân, 7 chân, 9 chân,...) và nên lựa chọn để lại những chân đẹp nhất tránh những chân hương bị gãy, chưa cháy hết. 

Tỉa chân nhang bàn thờ sao cho đúng?

Các bước tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ

Bước 1: Thắp nhang, khấn xin phép tỉa chu thần, tổ tiên, gia tiên 

Trước khi tiến hành các bước tỉa chân nhang, chúng ta cần thắp hương báo cáo gia tiên, thần linh và xin phép để được dọn dẹp bát hương. 

Công việc sẽ được bắt đầu khi nhang đã cháy hết và tắt. Nếu thực hiện ngay sau thời gian cúng Táo quân thì chỉ cần khấn xin phép được dọn dẹp bát hương chứ không cần thắp lại nữa.

Bước 2: Lau dọn, vệ sinh bàn thờ gia tiên

Để chuẩn bị cho việc rút chân nhang, chúng ta cần dọn dẹp, vệ sinh sách sẽ bàn thờ gia tiên. Gia chủ nên sử dụng nước thơm (nước quế, hồi) để tiến hành lau sạch bình hoa, tượng phật, đèn, bát nhang trên bàn thờ. 

Bước 3: Thực hiện tỉa chân hương bàn thờ

Sử dụng giấy hay vải sạch để gần vị trí của bát hương. Sau khi đã sắp xếp được đồ đựng chân nhang, gia chủ tiến hành rút các chân hương một cách nhẹ nhàng rồi đặt vào trong đồ đựng chân hương (Giấy hay vải). Thực hiện tỉa cho đến khi trong bát hương chỉ là một số lượng nhỏ là 3,5,7 hoặc 9 chân thì dừng lại. 

Khi tiến hành tỉa chân hương chú ý nhẹ nhàng, hạn chế việc để tro rơi ra ngoài gây bẩn.

Xem thêm: Bài văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới

 Thực hiện tỉa chân hương bàn thờ

Bước 4: Vệ sinh lại bàn thờ sau khi tỉa chân hương

Chú ý sử dụng khăn lau lại bụi tro vương trên bát hương, hạn chế để bát hương xoay trong quá trình lau rửa. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh lại bình hoa, chén rượu,.....Đối với chén sử dụng uống nước, bạn nên sử dụng nước sôi để vệ sinh

Bước 5: Hóa chân nhang và xử lý tro nhang

Sau khi đã hoàn thiện các bước trong việc tỉa chân nhang, gia chủ nên hóa chân nhang thành tro sau đó đem thả ở nơi sông lớn. Không vứt tro hóa chân nhang vào những nơi ô uế, không sạch sẽ.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: