Sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách: Trau chuốt chốn tâm linh tại mỗi gia đình

Thứ Fri,
24/06/2022
Đăng bởi NGUYỄN VĂN DŨNG

 

Trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, “uống nước nhớ nguồn” luôn là giá trị truyền thống được chú trọng gìn giữ từ đời này qua đời khác. Có thể thuận theo quy luật tự nhiên sinh - lão - bệnh - tử, người thân yêu có thể sẽ rời xa chúng ta vào một ngày nhưng tình yêu và sự kính trọng sẽ là còn mãi. Để tưởng nhớ, tri ân những người đã khuất và các đấng linh thiêng, người Việt ta thường thờ cúng hàng tháng/hàng năm. Dần dần, đây trở thành một góc nhỏ tâm linh, có ý nghĩa quan trọng về phong thủy trong một ngôi nhà. Vậy sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách? Hãy cùng Đồ gỗ Dũng Thanh tìm hiểu ngay bay giờ nhé!

Bàn thờ gia tiên là gì?

Bàn thờ gia tiên là gì?

Với các gia đình Việt, bất kể giàu sang sung túc hay khó khăn, bàn thờ gia tiên cũng là một trong những khu vực quan trọng nhất trong nhà. 

Đây không chỉ là nét văn hóa lâu đời từ phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ cúng mà còn là nơi an ủi tâm hồn gia chủ, cầu mong những điều may mắn, bình an trong cuộc sống. 

Người xưa vẫn có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Chính vì thế, không chỉ để nhớ về ông bà tổ tiên đã khuất, bàn thờ gia tiên còn là nơi thờ còn là nơi hương khói cho những vị thần cai quản địa phận ngôi nhà đó, đảm bảo cho cuộc sống gia đình không bị các vong linh xấu quấy rối.

Xem thêm: Bàn Thờ Gia Tiên

Các thành phần cơ bản trong bài trí bàn thờ gia tiên

Tùy vào hoàn cảnh và khả năng của từng gia đình, sự trau chuốt trong cách bài trí bàn thờ gia tiên cũng trở nên khác nhau. Theo quan niệm về phong thủy, một bàn thờ gia tiên cơ bản nhất gồm 4 thành phần là Bát hương, chén nước, đồ cúng và hương. 

Ngày nay, khi chất lượng đời sống của con người ta ngày càng được cải thiện thì những yếu tố tâm linh cũng ngày càng được chăm chút hơn. 

Hiện nay, một ban thờ gia tiên đầy đủ sẽ gồm có những món đồ như sau:

Các thành phần cơ bản trong bài trí bàn thờ gia tiên

  • 3 bát hương: 1 bát thờ các quan, 1 thờ Gia tiên và 1 bát thờ Bà cô, ông Mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu.

  • Vàng: Vàng từ trước đến nay luôn được xem là biểu tượng của sự đủ đầy, an khang. Với các bàn thờ gia tiên, vàng khối dạng vàng mã được đạt đủ 5 màu (khuyên dùng nhất là xanh và đỏ).

  • Lọ lộc bình: Là lọ hoa để căm hoa tươi vào mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng trên bàn thờ. 

  • Mâm bồng: Hay còn được gọi là đĩa thờ/mâm thờ để đặt các đồ thờ cúng.

  • Bộ tam/ngũ sự: Boa gồm lư hương và 2 chân nến.

  • Đèn dầu: Có ý nghĩa tạo nên sự ấm cùng cho không gian linh thiêng. Ngọn lửa đèn dầu cũng được xem là cầu nối giữa hai cõi âm - dương. 

  • Lọ đựng hương: Được đặt bên phải bàn thờ và là nơi cất trữ hương.

  • Chén thờ: Đựng nước sạch/rượu để dâng lên ông bà tổ tiên. 

Một số lưu ý khi sắp xếp bàn thờ gia tiên

Về vị trí đặt bàn thờ

Thông thường, các ngôi nhà Việt sẽ có riêng không gian thờ cúng để đảm bảo sự tôn nghiêm, hạn chế sự tác động, ảnh hưởng không đáng có từ những hoạt động hàng ngày. 

Tùy vào vận mệnh của gia chủ cũng như các yếu tố phong thủy của ngôi nhà mà hướng kê bàn thờ lại khác nhau và cần có sự xem xét của các thầy. 

Về vị trí đặt bàn thờ

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phía sau bàn thờ phải được dựa vào một bức tường vững chắc, tuyệt đối không được bỏ trống hay dựa vào kính, cửa sổ…

Khám thờ và ngai thờ

Ở Việt Nam có không ít những dòng họ có gia phả lâu đời và khám thờ chính là nơi đặt bài linh vị, bài vị của tổ tiên ta. 

Thông thường, khám thờ được được thiết kế phức tạo và đặt sát tường trong cùng của bàn thờ. Với những gia đình thông thường, khám thờ có thể được thay thế bằng ngai thờ với kích thước nhỏ gọn hơn.

Vị trí ảnh thờ

Đơn giản nhất, chúng ta chỉ cần nhớ rõ quy tắc “nam tả, nữ thục” khi bài trí ảnh thờ gia tiên. Tính từ phía bàn thờ nhìn ra, nếu ảnh thờ người nam sẽ đặt bên trái trong khi người nữ được đặt bên phải.

Bát hương

Bát hương là 1 trong 4 món đồ cơ bản và được nhấn mạnh không thể thiếu trên không gian bàn thờ gia tiên. Thuận theo đúng quan niệm phong thủy từ trước đến nay, bát hương cần được chuẩn bị theo số lẻ, hiện phổ biến nhất là 3 cái với mục đích từ bát đã nêu ở phần trên. Với những gia đình có diện tích bàn thờ hẹp có thể chỉ sử dụng 1 cái. 

Đèn thái cực và đèn lưỡng nghi

Vị trí đèn thái cực được đặt ở chính giữa bàn thờ và phải được đảm bảo rằng luôn được thắp sáng. Hiện có nhiều loại chạy bằng điện tiện dụng song với không gian linh thiêng thì phương án cố truyền thắp lửa bằng dầu vẫn được lựa chọn nhiều hơn. 

Còn đèn lưỡng nghi là tên gọi khác của 2 chân nến đã nêu trên nhằm thắp sáng và tạo nên sự ấm cúng cho không gian cội nguồn. Hai chân đèn này được đặt ở hai góc ngoài bàn thờ và tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng.

Đĩa thờ và bình hoa

Vị trí đĩa thờ được đặt ở bên phải trong khi bình hoa thường đặt bên trái khi tính theo góc nhìn từ bàn thờ hướng ra. Theo phong thủy, vị trí sắp xếp bàn thờ như vậy sẽ giúp thu hút vượng khí cho gia chủ. 

Bộ chén nước

Bộ chén nước

Chén nước đặt bàn thờ thường sẽ có 3 chén, được thay nước hoặc rượu sạch (rượu trắng) vào mỗi dịp thờ cúng. Bộ chén này được xếp ở trước bát hương. 

Xem thêm: Vị trí đặt hũ gạo muối trên bàn thờ sao cho đúng

Bài viết sơ lược về cách sắp xếp bàn thờ gia tiên của Dũng Thanh đến đây là kết thúc. Tất nhiên, với một không gian linh thiêng như vậy cần dựa vào rất nhiều yếu tố như hợp tuổi với gia chủ, hướng nhà hay các vật dụng tâm linh khác tùy theo nhu cầu người dùng. Để đảm bảo được bài trí bàn thờ gia tiên một cách chuẩn chỉ, hãy liên hẹ các thầy phong thủy để có sự hướng dẫn chi tiết.

Khách hàng có nhu cầu tham khảo thêm các thông tin hướng dẫn hay tìm mua các món nội thất đồ gỗ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Dũng Thanh theo thông tin tại đây và tiếp tục theo dõi langnghehaiminh.vn trong thời gian tới. 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: