-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tứ Linh, Tứ Linh Là Gì
Thứ Wed,
08/12/2021
Đăng bởi NGUYỄN VĂN DŨNG
1. Linh thú là gì ?
Ảnh: Linh thú trong bộ tứ linh
- Linh thú theo quan niệm người xưa là một pho vật linh thiêng được gia chủ nuôi trong nhà giúp gia chủ trừ tà, xua đuổi tà khí và giúp đem vận khí đến cho gia đình, hay giúp gia chủ thành công, hưng thịnh trong công việc, hoặc giúp cho gia chủ bất cứ công việc theo đúng ý nghĩa con linh thú đó làm được tốt, thì bạn sẽ có một cuộc sống may mắn, thịnh vượng...
- Theo kinh nghiệm người xưa để lại, có rất nhiều gia chủ mua sắm rất nhiều linh thú trong nhà nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa mà linh thú đem lại, nuôi một cách phong trào, phóng khoáng thích là nuôi ví dụ như , để trong nhà con Cóc Ngậm Tiền, Con Heo Vàng, Tượng Đá, Tượng Sư Tử hay Tượng Rồng.... may mắn thì làm ăn thịnh vượng không may thì lụi bại, thất thế, thậm chí còn tai hại hơn rất nhiều.
2 Tứ linh là gì ?
Ảnh: Tranh đĩa tứ linh
- Tứ Linh có nghĩa là 4 loại linh vật, chúng có mặt trong căn hóa của nhiều nước Phương Đông. Tứ Linh bao gồm Long - Lân - Quy - Phụng. Trên thực tế, Tứ Linh được dân gian bắt nguồn từ 4 linh thần, Thanh Long, Bạch Hổ Huyền Vũ, Chu Tước, chúng được người xưa tạo ra từ 4 chòm sao cùng tên là 4 phương trời, chúng mang trong mình 4 nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa là Lửa - Nước -Đất -Gió.
- Tứ Linh cũng là 4 loài linh thú lớn nhất trong văn hóa, thần thoại đất nước Trung Hoa trong đó có cả Việt Nam chúng ta, hình ảnh Tứ Linh ăn sâu vào tâm trí chúng ta ngay từ những ngày còn thơ, qua các kiến trúc xây dựng, qua điêu khắc chạm trổ hay sản phẩm điện ảnh ......
3. Các tên gọi khác nhau của Bộ Tứ Linh.
Tứ linh cũng được gọi là Tứ Thụy, 4 linh vật linh thiêng trong văn hóa Trung Hoa gồm các tên khác nhau như: Long - Ly - Quy - Phượng; Long - Lân - Quy - Phụng
4.1 - Đứng đầu Tứ Linh - Long - Rồng
- Đứng đầu trong bộ Tứ Linh vì có trí tuệ, sức mạnh và quyền uy nhất. Đây là sinh vật có sức mạnh tổng hợp từ rất nhiều con vật khác như Rắn, Hổ, Chim Ưng, Sư Tử và Hươu. Trải qua bao năm tháng lịch sử, các nhà văn nhà thơ, họa sĩ ở các nước Phương Đông đã dần dần tạo ra hình tượng con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống dồi dào vĩnh hằng.
- Đặc điểm của Con Rồng được mô tả cũng có phần khác nhau giữa các địa danh, tại Châu Á Rồng được cho là mang dáng mình Rắn, vảy Cá, sừng Hươu, bờm Sư Tử, và đặc biệt là không biết bay trong khi đó tại Châu Âu thì Rồng được cho là rất giống con Thằn Lằn khổng lồ, có cánh như Con Dơi và biết bay cũng như phun được lửa.
- Con Rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta, biểu tượng rồng cũng là biểu tượng đại diện cho sự quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử, vì thế quần áo, ngai vàng của Vua Chúa xưa được thêu và điêu khắc biểu tượng con rồng bằng vàng là như vậy.
Ảnh: Tranh đục rồng cuốn đẹp
- Con Rồng cũng có trong truyền thuyết của dân tộc ta từ rất sớm, bởi nó gắng liền với Mây - Mưa, gắn liền với văn hóa lua nước, và xuất hiện trong sự tích " Con Rồng Cháu Tiên ". Hình ảnh con rồng cũng từ đó dần dần ăn sâu vào trong tiềm thức của con người dân tộc Việt Nam.
- Rồng là một con vật được tạo nên do trí tưởng tượng của người xưa mang trong mình đầy tính thần thoại, nghệ thuật và gửi gắm niềm tin mạnh mẽ, nhưng dù không có thật thì hình ảnh Con Rồng trong bộ Tứ Linh cũng sẽ luôn theo sát bên mỗi người chúng ta.
- Hình ảnh con Con Rồng trong bộ Tứ Linh cũng được xuất hiện trong các địa danh của Việt Nam từ rất lâu đời như:
+ Vịnh Hạ Long : có nghĩa là " Rồng Xuống" theo người xưa truyền tai nhau rằng Trời sai rồng mẹ cùng với đàn rồng con xuống giúp dân tộc ta đánh giặc, đàn rồng phun ra rất nhiều châu ngọc từ đó biến thành vô vàn các đảo nhỏ khiến thuyền của giặc đâm vào vỡ tan tành. Chỗ Rồng mẹ đáp xuống chính la " Vịnh Hạ Long " bây giờ.
+ Thành Thăng Long : Vua Lý Thái Tổ dời đô đến vùng đất Đại La thời đó, khi gần đến nơi nhà vua bỗng nhìn thấy hình ảnh rồng vàng bay lên trời liền quyết định đặt tên cho vung đất này là Hoàng Thành Thăng Long và cũng là thủ đô Hà Nội bậy giờ.
Ảnh: Trống gỗ chạm rồng chầu nguyệt tại Hà Nội
+ Sông Cửu Long: Sông Cửu Long còn có tên gọi khác là Cửu Long Giang, theo quan niệm ngày xưa các nhánh sông tại nhánh sông Nam Bộ chạy ra biển với 9 nhánh sông, uốn khúc như hình rồng bay lượn nên được ví và đặt tên là Cửu Long.....
4.2 - Linh vật nhân từ - Kỳ Lân hay còn gọi là " Ly "
- Lân được mô tả như sau: Hình dáng Kỳ Lân như có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử miệng rất rộng, chân Hươu, thân Ngựa, đuôi Bò nhưng không như vóc dáng trái lại linh vật này được cho là rất hiền lành và nhân từ.
- Đứng thứ 2 trong bộ Tứ Linh là Kỳ Lân theo quan niệm của ngày xưa năm nào hình ảnh Kỳ Lân xuất hiện báo hiệu năm đó có thái bình, thịnh vượng. Kỳ Lân cũng là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, cuộc sống trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao.
- Theo mô tả của người xưa di Kỳ Lân di chuyển nó không luôn tránh dẫm đạp lên những loại cỏ mềm hay côn trùng hoặc những con vật nhỏ khác, nó cung không làm hại hay ăn thịt những con vật khác, nó còn rất sạch, nó không uống nước bẩn mà chỉ ăn cỏ, từ những đặc điểm đó ta thấy Kỳ Lân là loại Linh Vật rất nhân từ hay còn có tên gọi khác là " Nhân Thú"
- Kỳ Lân cũng là một con vật được thêu dệt nên bởi trí tưởng tượng của người xưa nên nó mới có một hình hài mang tính kì dị là như vậy. Kỳ là con đực và Lân là con cái nên người ta gọi chung là Kỳ Lân.
Ảnh: Kỳ lân tại cổng nhà mang ý nghĩa phong thủy
- Kỳ Lân là một linh thú mang đậm ý nghĩa phong thủy, nó xuất hiện ở rất nhiều nơi xung quanh cuộc sống của chúng ta. Miệng Kỳ Lân rất rộng giúp nó hút hung khí và trấn áp các khí xấu vào trong nhà. Do đó ta thường thấy người ta hay để đôi Kỳ Lân trước cổng nhà, cổng chùa... với mục đích là hóa giải hung khí. Kỳ Lân còn có thể hóa giải các hung khí đến tới từ nhiêu hướng như ngã ba, ngã tư, đường vòng, góc nhọn, chiếu vào trong nhà.
- Kỳ Lân cũng đại diện cho " Lòng Tốt " với thần thái vô cùng sinh động nó được người xưa miêu tả còn là loài chuyên giúp đỡ những người khó nghèo bần cùng do đó nó được ví như Thánh Nhân Giúp Đời chuyên cứu vớt đan chúng.
4.3 - Linh Vật Trường Tồn - Rùa - Quy
- Trong bộ Tứ Linh Rùa là linh vật thứ 3, Rùa có đặc điểm sinh học là loài bò sát lưỡng cư, là một sinh vật dễ tính, không ngoan và rất kiên nhất ( chúng ta đã thấy điều này trong câu truyện cổ tích dân gian " Rùa và Thỏ ") nó có tuổi thọ rất cao và thân hình thì lại rất chắc chắn không nếp nhăn, di chuyển khá chậm. Do đặc điểm di chuyển chậm nên nó hay được xem là lười vận động, nhưng trong thực tế Rùa là loại di chuyển khá nhiều, chăm chỉ nhất là các loại rùa biển nó thường di chuyển rất nhiều quanh đại dương. Nó có thể vẫn sống mà không ăn uống trong một quãng thời gian khá dài vì thế nó được ví với vẻ đẹp Thanh Cao , Thoát Tục. Nó cũng là con vật duy nhất trong bộ Tứ Linh có thật trong tự nhiên.
- Con Rùa xuất hiện rất nhiều trong văn hóa Phương Đông và Việt Nam.
+ Trong câu truyện thần thoại thì Nữ Oa đã cắt 4 cái chân của con rùa để có thể thiết lập 4 cực của thế giới. Trong văn hóa Mông Cổ thì Rùa là loại Linh Vật làm giá đỡ ngọn núi trung tâm vũ trụ, tại Trung Hoa, tại mộ phần cac hoàng đế trong thiết kế lăng mộ luôn có những con rùa chống đỡ các cột mộ....
Ảnh: Rùa đội Hạc đúc đồng
+ Trong văn hóa Việt Nam do đặc tính là nền văn hóa lúa nước nên hình ảnh con rùa đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, thần thánh trong tâm trí mỗi người. Rùa xuất hiện trong truyền thuyết thần thoại từ thời An Dương Vương dựng nước, nóđược ví là " Thần Kim Quy ". Lần đầu tiên Thần Kim Quy xuất hiện để giúp An Dương Vương xay thành công Thành Cổ Loa, lần thứ 2 Thần Kim Quy xuất hiện giúp An Dương Vương tìm ra kẻ bán nước là Mỵ Châu rồi đưa An Dương Vương về biển.... ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện khác thần Kim Quy xuất hiện như Thần Kim Quy xuất hiện cho nhà Vua Lê Lợi mượn gươm thần để đánh bại giặc Phương Bắc, sau này Rùa Thần lấy lại Gươm tại Hồ Hoàn Kiếm hay gọi là Hồ Gươm, một địa điểm nổi tiếng của đất nước ta.....
- Trên bàn thờ hay các đền chùa chúng ta hay thấy Rùa đội Hạc, Rùa đi với Hạc, trong tạo hình đã bắt đầu xuất hiện từ năm 126 trong tạo hình là Rùa đội Bia ở Chùa Linh Ứng Thanh Hóa từ đó hình ảnh tạo hình Rùa đội bia ra đời và duy trì đến ngày nay.
- Quy là vật hợp bởi nó mang trong mình cả âm lẫn dương, nó có cái mai um tượng trưng cho bầu trời, bụng phẳng tượng chưng cho mặt đất, Rùa đội bia tượng chưng cho sự Hạnh Phúc,và tính chịu đựng, Quy cúng đại diện cho sự cao quý, Quy cũng là chủ nguồn nước, Rùa phun nước thiêng nên Quy cũng là linh vật của đất Phật Giáo.
Ảnh: Rùa đội bia tại chùa Hưng Long
- Trong truyền thuyết còn có hình ảnh Rùa còn kết hợp với Rắn tạo thành Quy Xà hợp thể, hay Rùa với Rồng thành Rùa đầu Rồng gọi là " Long Quy" và " Long Quy " thì rất là ling thiêng.
- Ngoài ý nghĩa tâm linh trong Phật Giáo thì Rùa con mang tính thiêng liêng, thần thánh bao trùm trong quan niệm và văn hóa cả đất nước Việt Nam, tại Hồ Gươm hiện Rùa vẫn được coi là biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến - thủ đô Hà Nội.
4.4 - Linh Vật Bất Tử - Phụng - Phượng
- Phụng là linh vật đứng cuối cùng trong bộ Tứ Linh, Phụng ( Loan Phụng, Phụng Hoàng ) còn được gọi là Phượng Hoàng là Vua của các loại chim, và nó cũng được coi là đẹp nhất. Sắc đẹp của nó là sự kết hợp của rất nhiều loài chim đẹp như nó có cái cổ cao của Chim Hạc, đầu Gà, bộ đuôi đẹp của loài Công, có mỏ của Diều Hâu dài, tóc Trĩ, móng Chim Ưng... tất cả các đặc điểm trên đều có ý nghĩa riêng của nó như, đầu đội công lý và đức hạnh, lưng cõng bầu trời, mắt lại là tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đuôi là tinh tú, cánh là biểu tượng của gió, lông là cây cỏ, chân là đất. Phụng là biểu tượng tượng trưng cho bầu trời, khi bay hoặc múa nó thể hiện sự hoạt động của vũ trụ do đó phụng còn được coi là biểu tượng của Thánh Nhân và Hạnh Phúc.
Ảnh: Phượng Hoàng ( Phụng) trong bộ tứ linh
- Nếu Rồng là linh vật mang trong mình là yếu tố Dương thì Phượng mang trong mình là yếu tố Âm do đó Rồng đại diền cho Vua Chúa còn Phượng thì đại diện cho Hoàng Hậu.
- Phượng Hoàng là loại sinh vật được cho là bất tử vòng đời của Phượng không bao giừo kết thúc, khi cảm thấy mình đã già hay bị thương nặng Phượng Hoàng sẽ xây tổ trên lông của mình và tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của cơ thể, dưới đống tro tàn nó sẽ tự hồi sinh thành chú chim non, với việc tự hồi sinh nên Phượng Hoàng cũng là biểu tượng của Sự Sống và Sự Chết.
- Phượng Hoàng được chia thành con trống ( Hoàng ) và con mái ( Phượng ) nhưng được gọi chung là Phượng Hoàng và không còn phân chia ranh giới nữa, Phượng Hoàng cũng là linh vật được coi là sánh ngang với Rồng |( Long). Phượng cũng là một trong 3 linh vật trong Tứ Linh được hình tượng hóa mà thành, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh. Người xưa thường tạo hình Phượng Hoàng để thể hiện quyền lực, sức mạnh và cầu thái bình , thịnh vượng.
4. Ý Nghĩa Của Tứ Linh Trong Phong Thủy.
- Tứ linh là bộ các linh vật được mang trong mình mỗi loại một ý nghĩa, một sức mạnh khác nhau, nó ược thêu dệt,tưởng tượng ra từ người xưa với mục đích thỏa mãn những mưu cầu, ước mong mà con người muốn hướng tới. Do đó nó có giá trị về mặt phong thủy rất cao, tùy vào mỗi hoàn cảnh, mỗi địa danh hay mỗi ngành nghề mà chúng ta có thể sử dụng 1 trong 4 linh vật trên, thậm chí là có thể sử dụng cả bộ tứ linh nếu thấy phù hợp.
- Các ý nghĩa của Tứ Linh đem lại như trấn giữ ngăn chặn tà khí xâm nhập vào nhà, mang đến bình an hạnh phúc cho gia đình.
- Tứ Linh cũng được sử dụng rộng rãi trong các đền chùa, miếu tự, hay cơ quan cũng như cả những ngôi nhà nhỏ đến những ngôi biệt thự sang trọng. Nó được đặt tại cổng, trước cửa nhà, ban công, cột chùa, phòng thờ hay lăng mộ....tóm lại nó được sử dụng rất rộng rãi nên do đó hình ảnh tứ linh luôn ăn sâu vào tiềm thức mỗi người.
5. Tứ Linh Trong Thiết Kế Nội Thất
Ảnh: Trò kê đĩa chân mai hóa Rồng
Xem Thêm sp đồ gỗ lối xưa chạm Tứ Linh
Ảnh: Đôn gỗ đẹp trúc rồng
Ảnh: Tủ bày đồ kiểu huế với các chi tiết rồng hóa
Ảnh: Tủ sách lối Huế xưa hoa dắt rồng hóa
Ảnh: Bộ đỉnh rồng
Ảnh: Bàn thờ khảm ngà
Ảnh: Bàn thờ tứ linh